Lịch sử phát triển Supreme: Biến thời trang trở thành Quyền lực...? (P1)
"Đấng tối cao" Supreme là một cái tên không còn xa lạ đối với cộng đồng streetwear. Hãng có thể được xem như một trong những Tượng đài vĩ đại nhất của làng thời trang thế giới. Vậy điều gì đã khiến Supreme thành công đến như vậy...?
Supreme thời hiện đại được xem là một trong số những Gã khổng lồ, nắm trong tay quyền lực định hình xu hướng thời trang và quyết định xu thế. Khách hàng của họ trải dài từ các tỷ phú cổ phần tư nhân đến những người có đam mê thời trang streetwear. Thương hiệu này khá "khiêm tốn"trong khâu marketing và chỉ có vỏn vẹn 12 cửa hàng (không tính các thương hiệu bán lẻ) trên toàn thế giới. Bất chấp tình trạng khan hàng, đám đông người hâm mộ vẫn xếp hàng dài để có cơ hội mua những món đồ mới nhất từ "Đấng tối thượng". Supreme đã thành công trong việc thu hút một lượng lớn người theo dõi với lòng trung thành và tinh thần cuồng nhiệt, biến nó trở thành biểu tượng hàng đầu trong ngành thời trang. Điều quan trọng và thú vị không kém là phải khám phá lịch sử Supreme để hiểu được sự vươn lên quyền lực thời trang của họ một cách dễ dàng. Bài viết này khám phá lịch sử của thương hiệu và các chiến lược để thành công.
Lịch sử được bắt đầu từ một con số 0 tròn trĩnh...
Cái tên Supreme xuất hiện vào năm 1994 bởi James Jebbia. Ban đầu nó chỉ là một cửa hàng bán dụng cụ, đồ đạc liên quan đến skateboard và quần áo trên đường Lafayette, ngay giữa trung tâm thành phố New York nhộn nhịp. Jebbia đã từng làm việc cùng Shawn Stussy, một skateboarder và designer. Trong xuyên suốt giai đoạn này, Jebbia đã bị cuốn hút bởi phong cách ăn mặc đầy phóng khoáng và bụi bặm của những skaters nơi đây. Và ngày nay Supreme đã được biết đến như một thương hiệu Tài trợ hàng đầu dành cho những Vận động viên Skaters chuyên nghiệp, bao gồm những cái tên cộm cán như Justin Pierce và Harold Hunter.
Trong những thập kỉ vừa qua, Supreme có một tốc độ tăng trưởng khá chậm, có vẻ như đã có một vài dấu hiệu của sự "buồn chán", không phải chán làm thời trang mà là chán phấn đấu để duy trì Ngôi vương số 1 của mình. Phải mất cả một thập kỷ trước khi Supreme quyết định mở cửa hàng thứ hai tại Los Angeles. Tuy nhiên, bất chấp sự khởi đầu chậm chạp của lịch sử Supreme, thương hiệu này hiện nay đã có hai cửa hàng ở New York và sáu cửa hàng ở Nhật Bản. Supreme cũng có các chi nhánh ở London và Paris, và vào năm 2019, nó đã mở một trụ sở mới ở San Francisco. Trong lịch sử "đấng Tối cao", phong cách đường phố của họ được định hình, phát triển và củng cố bởi những lần hợp tác đi vào lịch sử. Thương hiệu này cũng đã hợp tác với các nhà mốt sang trọng hàng đầu như Louis Vuitton, Vans, Nike, và thậm chí cả Levis.
Supreme là nguồn cảm hứng hàng đầu trong ngành thời trang
Không quan trọng là Supreme sắp phát hành món sản phẩm gì, bất kể là quần áo, trang sức hay phụ kiện, chỉ cần đó là đồ do Supreme sản xuất thì sẽ có hàng ngàn người chấp nhận dành ra hàng tiếng đồng hồ để bốc số, xếp hàng chờ mua dù chỉ là một chiếc áo thun của hãng. Phần lớn chúng đều được bán trong vỏn vẹn vài phút đồng hồ và sold out trên mọi nền tàng, kể cả online. Những items nổi bật của Supreme thường bao gồm t-shirt, jacket hay những đồ bộ tennis. Cũng đã từng có những trường hợp hi hữu khi chính những cửa hàng được vận hành bởi Supreme cũng rơi vào tình cảnh khan hàng, ngay cả khi còn chưa đến đợt mở bán.
Một vài fans cuồng của hãng cũng sẵn sàng bỏ ra số tiền gấp 2-3 lần giá trị thực của món đồ để sở hữu nó. Bởi đối với họ, đây không chỉ là tiền mua thời trang, nó còn là tiền để bạn sở hữu được cả một bề giày lịch sử thương hiệu. Đã từng có một câu đùa của Jebbia rằng "Supreme" là một cái tên hay, nhưng với ông, đó chưa bao giờ là một cái tên hoàn hảo.
Supreme đã giải quyết việc "Hype" như thế nào?
Xu hướng thiết kế và định hình thương hiệu của Supreme tập trung chủ yếu vào sự phóng khoáng và bụi bặm của giới trẻ. Đây cũng là lí do vì sao họ sẵn sàng "lội mưa đội nắng" để có được món đồ mà mình yêu thích. Supreme yêu thích việc khai thác những yếu tố thời trang có liên quan đến nghệ thuật và văn hóa, điều này đã thúc đẩy nhu cầu thông qua mong muốn và niềm đam mê của người tiêu dùng. Supreme hầu như không tiếp thị thương hiệu của mình, đó cũng là một phần lý do tại sao nó rất thành công. Họ không đầu tư vào tiếp thị trả tiền như các thương may mặc khác. Thay vào đó, thương hiệu này thành công vì cộng đồng mà họ đã xây dựng đã trở thành một phần của họ. Supreme sử dụng sự huyền bí vốn có của mình để tạo ra sự cường điệu và phát triển trên toàn cầu mặc dù "lười" tiếp thị. Thương hiệu này sử dụng phương pháp tiếp thị truyền miệng để biến buổi ra mắt sản phẩm của mình thành một sự kiện nào đó. Mọi người thường phải đi xuống, lấy vé, lọt vào danh sách và xếp hàng trong các cửa hàng để có được một món đồ mang tag Supreme. Sự kiện này tạo ra nhiều tiếng vang và khiến công chúng tò mò về những gì thương hiệu cung cấp. Một cách khác mà thương hiệu tận dụng sự cường điệu để làm lợi thế của mình là thông qua một danh sách các thương hiệu không bao giờ lỗi thời. Họ cung cấp các mặt hàng mà mọi người thường không mong đợi ở một thương hiệu thời streetwear khác bán được.
Chiến lược kinh doanh nào đã biến Supreme trở nên thành công như ngày hôm nay?
Là một trong những thương hiệu được tìm kiếm nhiều nhất trên toàn cầu, điều mà ai cũng mong muốn là hiểu được các chiến lược tiếp thị của họ. Thương hiệu đã thu hút sự chú ý của công chúng khi được một công ty cổ phần tư nhân, The Carlyle Group, đầu tư 500 triệu đô la. Đây là lần đầu tiên có một Công ty Tư nhân bỏ ra một số tiền khổng lồ như vậy để đầu tư vào một thương hiệu thời trang vào thời điểm đó. Và tất nhiên câu hỏi luôn vang vẳng trong dư luận lúc bấy giờ là "Tại sao lại là Supreme?"
Bài viết tiếp theo vào 20h ngày 15 tháng 10 sẽ lí giải thắc mắc về sụ thành công của Supreme trên phương diện Marketing. Hãy theo dõi Kicksplanet để trở thành một trong số những người đầu tiên khám phá được bí mật khổng lồ này nhé!!